Sxmb

Vượt cả nghìn cây số từ thủ đô Oslo, ch&u tỷ lệ cược c1

【tỷ lệ cược c1】Xem người Na Uy nuôi cá hồi ngon hàng đầu thế giới

Xem người Na Uy nuôi cá hồi ngon hàng đầu thế giới - Ảnh 1.

Vượt cả nghìn cây số từ thủ đô Oslo, chúng tôi có mặt tại Bảo tàng cá hồi tại TP Alta, một thành phố có ngành công nghiệp nuôi trồng cá hồi phát triển ở phía Bắc Na Uy. Bà Maria Sparboe, nhà khoa học về môi trường nhanh chóng tiết lộ cho chúng tôi bất ngờ lớn: "Món sushi cá hồi, vốn khiến chúng ta liên tưởng ngay đến đất nước Nhật Bản, lại được bắt nguồn từ Na Uy".

Nơi đây treo một câu nói đầy tự hào:

"Sushi cá hồi sẽ là gì nếu không có cá hồi Na Uy?"

Xem người Na Uy nuôi cá hồi ngon hàng đầu thế giới - Ảnh 2.

Năm 1985, Thor Listau - Bộ trưởng Thủy sản Na Uy lúc bấy giờ, cùng 20 người khác, bao gồm các nhà xuất khẩu, người từ các tổ chức khác nhau đặt chân sang Nhật Bản để giới thiệu với người dân "Xứ sở Phù Tang" về món sushi cá hồi Na Uy thông qua dự án Project Japan.

Người Nhật, thời điểm đó ăn sushi chủ yếu từ cá ngừ và cá tráp biển. Người dân không có truyền thống ăn cá hồi sống, bởi họ cho rằng, những con cá hồi ở vùng biển Nhật Bản thuộc Thái Bình Dương bị nhiễm ký sinh trùng, không có hương vị, màu sắc hoặc mùi thích hợp để ăn sống.

Do vậy, Thor Listau cùng phái đoàn của mình đã "ôm tham vọng" thuyết phục người Nhật tin rằng cá hồi từ vùng biển lạnh Đại Tây Dương của họ khác biệt, có thể làm sushi. Và họ đã thành công với chiến dịch chinh phục người Nhật ăn sushi cá hồi Na Uy. Từ đó đến nay, cá hồi Na Uy cũng đã trở thành một trong những món sushi ngon và phổ biến nhất thế giới.

Xem người Na Uy nuôi cá hồi ngon hàng đầu thế giới - Ảnh 3.

Theo ông Asbjorn Warvik Rortveit, từ việc đánh bắt, xử lý và ăn cá trong nhiều thế kỷ, người Na Uy biết chính xác cách xử lý và đảm bảo chất lượng tốt nhất trong các sản phẩm cá khác nhau.

"Giống như người Pháp ngửi rượu và phân biệt vô số sắc thái, các chuyên gia địa phương của chúng tôi cũng đã tinh chỉnh các kỹ thuật để xác định chất lượng cá, thông qua kết cấu, hình dáng và mùi vị. Không chỉ chất lượng mà vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được đặt lên hàng đầu", ông nói.

Xem người Na Uy nuôi cá hồi ngon hàng đầu thế giới - Ảnh 4.

Có mặt tại một trong những trang trại nuôi cá hồi lớn nhất ở thành phố Alta (Na Uy), trực tiếp "mục sở thị" quy trình nuôi cá hồi Na Uy tiên tiến và hiện đại bậc nhất. Đây là khu nuôi trồng của Salmar tại Alta - một trong hàng trăm trang trại nuôi cá hồi được cấp phép trên khắp Na Uy.

Cá hồi tại đây được nuôi trong các lồng có đường kính gần 200 mét và sâu tới gần 91,5m xuống tận đáy biển. Các lồng nuôi cá có hệ thống giám sát tự động trong phòng điều khiển trên thuyền. Nơi đây, sẽ có một hệ thống máy vi tính liên tục kiểm tra môi trường nước của cá, nhiệt độ nước, dòng chảy.

"Chúng tôi có thiết bị lazer xử lý vi khuẩn trong môi trường sống của cá hồi. Thiết bị này được lắp đặt dưới nước tại các lồng cá để quét kiểm tra sức khỏe toàn bộ lồng cá, giúp nhanh chóng phát hiện ra cá nhiễm bệnh.

Đồng thời, nếu phát hiện môi trường nước không an toàn, máy lazer sẽ quét để làm sạch", bà Åse Østvold, trưởng nhóm hoạt động tại Nhà cá hồi của Công ty Salmar ở thành phố Alta, miền bắc Na Uy, cho biết.

Bà Åse Østvold, trưởng nhóm hoạt động tại Nhà cá hồi

Hiện nay, các lồng lưới nuôi cá thường có tỷ lệ 97,5% nước và 2,5% cá, giúp cá hồi có đủ không gian để bơi lội, sinh sống. Cá được tiêm phòng trong lồng ươm trước khi được đưa ra nuôi trong môi trường biển. Cá hồi ở đây được cung cấp thức ăn hoàn toàn không biến đổi gen, không hóa chất lẫn hormone tăng trưởng

"Chỉ 2,5% khối lượng trong các trang trại ở đại dương là cá, 97,5% còn lại là nước. Thức ăn chứa các vitamin, khoáng chất và chất chống ô xy hóa được làm từ 75% nguyên liệu thực vật và 25% nguyên liệu từ biển như cá, tôm xay nhuyễn.

Ngoài ra, ngành sản xuất cá hồi Na Uy đã giảm đáng kể việc sử dụng kháng sinh. Kể từ năm 1987, con số này đã giảm đi đáng kinh ngạc là 99%. Chỉ có 0,14 gam kháng sinh có trong mỗi tấn cá hồi", bà Åse Østvold cho hay.

Xem người Na Uy nuôi cá hồi ngon hàng đầu thế giới - Ảnh 5.

Nhà khoa học Maria Sparboe - người đứng đầu bộ phận môi trường của Salmar tại thành phố Alta cho biết, khi nuôi cá hồi, điều quan trọng nhất là phải quan tâm đến môi trường sống của cá. Để cá đạt chất lượng tốt nhất, người nuôi cần có nhiều kiến thức về vấn đề sinh học và các bước trong quá trình trưởng thành của cá hồi. Đồng thời dành sự tôn trọng đặc biệt đối với vấn đề bảo vệ môi trường.

Hằng năm, Tổng cục Thủy sản phê duyệt cấp phép cho các công ty xây dựng và phát triển các trang trại cá hồi trên khắp Na Uy để đảm bảo sự phát triển hài hòa, không phải "mạnh ai nấy làm".

"Để trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về nuôi trồng thủy sản, chúng tôi thực hiện theo hướng dẫn nghiêm ngặt, giám sát chặt chẽ và cam kết phát triển bền vững. Điều này bao gồm khoản đầu tư 14,5 triệu bảng Anh từ những người nuôi cá mỗi năm (ngoài các khoản đầu tư của nhà nước) để tài trợ cho nghiên cứu phát triển, tìm tòi phương pháp sản xuất mới, giúp tăng sản lượng, giảm tác động tới môi trường và tăng giá trị của cá hồi", nhà khoa học Maria Sparboe cho hay.

Xem người Na Uy nuôi cá hồi ngon hàng đầu thế giới - Ảnh 6.

Ông Asbjorn Warvik Rortveit - Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Hội đồng Hải sản Na Uy (NSC) cho biết, Việt Nam hiện là thị trường hấp dẫn với Na Uy. Năm 2022, Việt Nam là quốc gia tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Na Uy tại Đông Nam Á, với tổng sản lượng khoảng 50.000 tấn. Trong đó, mặt hàng được tiêu thụ nhiều là cá hồi tăng 49% so với cùng kỳ.

Xem người Na Uy nuôi cá hồi ngon hàng đầu thế giới - Ảnh 12.

Phân tích thêm về tiềm năng mối quan hệ hợp tác về thủy sản giữa Việt Nam và Na Uy, mối quan hệ giữa Việt Nam và Na Uy trong lĩnh vực thủy hải sản mang tính hỗ trợ, bổ trợ cho nhau, không phải cạnh tranh.

Việt Nam và Na Uy đều là các quốc gia ven biển và nằm trong số các nước xuất khẩu thủy, hải sản lớn trên thế giới; Na Uy ở vị trí thứ 2, Việt Nam thứ 3. Hai nước chia sẻ nhiều điểm chung trong lĩnh vực này, đồng thời cũng có những đặc thù riêng.

Ngay từ những năm 1976-1977, Na Uy đã hỗ trợ đào tạo cán bộ và trang bị tàu nghiên cứu cho Việt Nam. Đến nay, hợp tác trong ngành thủy hải sản tiếp tục là một trong những lĩnh vực trụ cột trong quan hệ giữa hai nước, dưới nhiều hình thức như hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn xây dựng chính sách, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, thương mại, đầu tư".

Nguồn: SFN

Bình luận (0)

Gửi bình luận Quan tâm nhất Mới nhất Xem thêm bình luận

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap