Sxmb

Lương Anh Nhi, sinh viên năm cuối ngành Thiết kế đồ họa của Đại học Văn Lang, cho biết khi nhận được qldt.utt.edu vn

【qldt.utt.edu vn】Bài tập nhóm giúp sinh viên nhận đơn hàng nghìn USD

Lương Anh Nhi,àitậpnhómgiúpsinhviênnhậnđơnhàngnghìqldt.utt.edu vn sinh viên năm cuối ngành Thiết kế đồ họa của Đại học Văn Lang, cho biết khi nhận được email đặt hàng thiết kế bộ nhận diện thương hiệu từ một công ty kinh doanh đồ uống ở Califonia (Mỹ) hồi tháng 11/2022, cả nhóm đều không tin là thật.

Đề nghị bắt nguồn từ việc nhóm đăng bài tập kết thúc môn Nhận diện thương hiệu lên một trang web phổ biến với dân trong ngành Thiết kế đồ họa. Trong đó, nhóm thiết kế bộ tái nhận diện thương hiệu Phúc Long, gồm nhiều hạng mục như logo, bảng màu, bao bì gói trà, cốc, túi giấy, trang web.

"Đây là lần đầu chúng em thiết kế một bộ sản phẩm nhận hiện thương hiệu hoàn chỉnh. Ưng ý với sản phẩm nên nhóm đã đăng khoe", Nhi chia sẻ.

Bản thiết kế cốc cho đơn vị bên Mỹ do nhóm sinh viên thực hiện. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bản thiết kế cốc cho đơn vị bên Mỹ do nhóm sinh viên thực hiện. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nhi cho biết đối tác bên Mỹ muốn thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, nói thích phong cách thiết kế của nhóm nên đặt hàng.

Ban đầu cả nhóm bỏ qua vì nghi ngờ là tin nhắn rác hoặc lừa đảo. Đến khi đối tác nhắn liên tiếp cho ba thành viên và gửi email, nhóm mới bàn bạc, tính toán khả năng thực hiện và những nguy cơ.

Trước đó, các thành viên từng làm thiết kế đồ họa bán thời gian nhưng chỉ là công việc nhỏ lẻ, chưa có kinh nghiệm làm việc với doanh nghiệp nước ngoài. Phần khác, nhóm lo ngại làm online, khoảng cách địa lý xa xôi, nếu xảy ra việc chậm hoặc không thanh toán sẽ khó đòi được tiền. Dù vậy, 5 thành viên "liều" nhận việc vì cho đây là cơ hội hấp dẫn.

Nhi cho hay ban đầu công ty đưa giá 3.000 USD cho tất cả hạng mục thiết kế từ logo, bảng màu, bao bì, cốc, bản thiết kế website, namecard, nhãn dán của thương hiệu. Nhóm đã trao đổi, tư vấn và cuối cùng chốt giá 3.500 USD.

Để đảm bảo tiến độ và thuận lợi cho quá trình trao đổi, nhóm tìm thêm một thành viên là Trường Quan, du học sinh Cao đẳng Highline, Mỹ. Các sinh viên năm cuối gồm Lương Anh Nhi, Đỗ Phú Đạt, Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Ngọc Xuân, Phan Trần Lê Vy đảm nhiệm phần thiết kế chính. Trường Quan chịu trách nhiệm trao đổi, thỏa thuận với khách hàng.

Nhóm 5 sinh viên ngành Thiết

Nhóm 5 sinh viên trao đổi khi thiết kế sản phẩm cho công ty ở Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ngoài ra, nhóm tham khảo ý kiến của các anh chị đi trước, giảng viên trong khoa từ cách thương lượng hợp đồng, chia giai đoạn thanh toán, đặt mốc hoàn thành từng hạng mục đến yếu tố chuyên môn, tính toán hiệu quả thiết kế và in ấn.

Dù vậy, không ít lần nhóm tranh luận gay gắt do các thành viên được tập hợp ngẫu nhiên khi làm bài tập môn học, không có sự ăn ý, cộng hưởng từ trước. Theo Nhi, đây là điểm bất lợi nhưng đồng thời giúp các bạn học cách kết nối, dung hòa quan điểm khi làm việc nhóm.

Nhóm cũng không ít lần "căng thẳng" trước yêu cầu của khách hàng. Nhi kể có lần đã làm đúng ý khách nhưng sau đó họ đổi ý, đòi chỉnh sửa tiếp. Cả nhóm phải bàn, thống nhất quan điểm rồi cùng họp online với phía bạn, cứng rắn yêu cầu họ thêm chi phí nếu muốn chỉnh sửa.

Hay có lần đối tác yêu cầu cả nhóm sử dụng bảng màu pantone thông dụng ở Mỹ. Để đáp ứng, các thành viên phải mày mò, học cách dùng vì trước đó họ thuần thục một bảng màu khác. Sau đó, nhóm tư vấn cho đối tác thay đổi toàn bộ bảng màu, phông chữ, logo so với yêu cầu ban đầu họ đặt ra vì yếu tố thẩm mỹ, hiệu quả trong thực tế in ấn, sử dụng.

Theo Nhi, một may mắn là phía đối tác đều là những người trẻ nên hai bên dễ dàng trao đổi và hiểu ý nhau. Quá trình làm việc khá thoải mái, ngoại trừ những lúc phải chờ khách phản hồi ý kiến quá lâu. Đây cũng là một kinh nghiệm, nếu được làm lại, nhóm sẽ đặt giới hạn về thời gian để khách đưa ra ý kiến về mẫu thiết kế.

"Quá trình làm việc phải thay đổi, chỉnh sửa, góp ý qua lại không biết bao nhiêu lần. Giai đoạn đó việc học cũng gấp rút, vừa học vừa làm khiến thời gian dự án kéo dài hơn dự kiến nửa năm, đến tháng 8 năm nay mới xong", Nhi kể.

Thạc sĩ Hoàng Thị Anh Nghi, giảng viên ngành Thiết kế đồ họa, đồng thời là người hướng dẫn nhóm, cho biết với sinh viên Mỹ thuật nói chung, việc thực hiện dự án hoặc đi làm freelance từ năm thứ hai trở đi khá phổ biến. Nhưng đây là lần đầu tiên một nhóm sinh viên của trường có đơn hàng từ Mỹ với giá trị tương đối lớn. Việc này cũng hiếm với sinh viên Thiết kế đồ họa nói chung.

"Khi làm thực tế, việc tự thương lượng mọi thứ với khách hàng giúp sinh viên học được nhiều kỹ năng như tư vấn, trình bày, thuyết phục đồng thời biết dung hòa phong cách cá nhân với yêu cầu mang tính thương mại của khách", thạc sĩ Nghi nói.

Anh Nhi cho biết khi gửi bản hoàn thiện cuối cùng, cả nhóm đều hài lòng. Quan trọng hơn, các thành viên đều biết được năng lực mình tới đâu, có nhiều kinh nghiệm thực chiến với đối tác nước ngoài. Đây là một lợi thế cho công việc trong tương lai khi cả nhóm ở ngưỡng cửa tốt nghiệp đại học.

Lệ Nguyễn

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap