Sxmb

Ngày 9.11, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên-H ghế bệt tựa lưng

【ghế bệt tựa lưng】Giới thiệu khóa học online, Sở GD

Ngày 9.11,ớithiệukhóahọconlineSởghế bệt tựa lưng lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết không có chuyện yêu cầu các trường bắt buộc phải đăng ký tham gia khóa học tiếng Anh online như cộng đồng mạng đã phản ứng.

Vị này lý giải, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế ban hành Công văn số 8605 vào ngày 16.8 về việc giới thiệu các trường trên địa bàn tỉnh tham gia chương trình học bổng đặc biệt tin học và ngoại ngữ cho học sinh phổ thông theo phương thức trực tuyến (online). Dựa theo công văn này, đến ngày 31.8, Sở GD-ĐT đã tiếp tục ban hành văn bản gửi các phòng GD-ĐT và trường học trực thuộc. 

Tuy nhiên, nội dung văn bản chỉ đề nghị các đơn vị nghiên cứu chương trình này để tổ chức triển khai và đăng ký tham gia, chứ không chỉ đạo bắt buộc. Sau thời gian Sở GD-ĐT ban hành văn bản, không có trường nào đăng ký tham gia do không có nhu cầu.

Thừa Thiên-Huế: Sở GD-ĐT vấp phản ứng sau văn bản giới thiệu khóa học tiếng Anh - Ảnh 1.

Văn bản do Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế ban hành ngày 31.8

N.X

Trước đó, vào giữa tháng 9, một tài khoản có tên T.H đăng tải bài viết với tiêu đề "Liên kết dạy thêm và những chỉ đạo phòng lạnh" trên mạng xã hội.

Cụ thể, T.H bày tỏ sự bức xúc trước nội dung chỉ đạo bằng văn bản ngày 31.8 của Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế, chỉ ra những bất cập mà khóa học tiếng Anh online được gọi là "học bổng" do Sở GD-ĐT giới thiệu.

Tài khoản còn đưa ra những căn cứ, "bóc mẽ" trung tâm chủ trì khóa học online là Công ty TNHH Học viện T. đã đưa ra những thông tin không hợp lý và trùng khớp.

Cụ thể, ngày 18.7, công ty này đã có văn bản gửi UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế nhằm giới thiệu "thành tích" với nội dung: "Trong 3 năm 2020, 2021, 2022, Học viện T. đã triển khai các chương trình cho 10.000 trường học, 20.000 lãnh đạo và quản lý giáo dục, 100.000 giáo viên và trên 1 triệu học sinh tham gia". Nhưng trên thực tế, nếu tra mã số thuế, công ty này chỉ vừa đăng ký kinh doanh từ ngày 31.1.2023.

Hơn nữa, trong văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, Học viện T. ghi: "Kinh phí của khóa học trong vòng 3 tháng là 1 triệu đồng/học sinh. Tuy nhiên, học viện trao học bổng hỗ trợ 90%, mỗi học sinh đăng chí phải đóng 100.000 đồng". 

Tài khoản T.H còn chỉ ra rằng số tiền 100.000 đồng này rất trùng hợp ở nhiều văn bản khác gửi các trường, tại nhiều địa phương trên cả nước; trong đó nội dung và lý do thu phí lại không hề trùng khớp.

Cũng theo T.H, một trường CĐ tại TP.HCM cũng đăng tải khóa học của Học viện T.,với mức học phí 5 triệu đồng/học viên. Tuy nhiên, học viên chỉ cần nộp 100.000 đồng phí in ấn chứng nhận và chuyển phát về tận nơi... Còn trong văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, trung tâm này khi giới thiệu về khóa học chỉ ghi: "Kinh phí 100.000 đồng cho một học viên (bao gồm kinh phí đào tạo + chứng nhận + chuyển phát) nộp đăng ký".

Tài khoản T.H nêu quan điểm rằng: "Nạn dạy thêm, học thêm tràn lan và nhất là hình thức liên kết từ lãnh đạo này đang phá hủy môi trường giáo dục một cách nghiêm trọng. Lãnh đạo không thể tiếp tục tùy tiện 'gật đầu' và cấp phép…".

Giới thiệu khóa học online, Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế khẳng định 'không chỉ đạo bắt buộc' - Ảnh 2.

Ảnh minh họa một học sinh đang học online

ĐẬU TIẾN ĐẠT

Sau khi đăng tải, bài viết của T.H đã nhanh chóng được lan tỏa trên mạng xã hội, để lại nhiều ý kiến đồng tình. Nhiều người đặt ra nghi vấn đề tình trạng dạy thêm, học thêm online.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap