Sxmb

Làm nhân viên văn phòng ở một trường ĐH t thịt heo

【thịt heo】Người gom sữa mẹ tặng các mái ấm

Làm nhân viên văn phòng ở một trường ĐH tại Q.7 nhưng 2 năm nay,ườigomsữamẹtặngcácmáiấthịt heo tranh thủ buổi tối và những ngày nghỉ, chị rong ruổi khắp nơi trong thành phố gom sữa mẹ trữ đông, gửi sữa đến những đứa bé thiếu may mắn.

Mùng 1 tết vẫn đi gom sữa

Nhóm chị Phượng có 3 thành viên chính phụ trách làm đầu mối nhận và chuyển sữa đến mái ấm mỗi tuần. Ngoài ra, còn có hàng trăm "mẹ sữa" - là những người phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ ở TP.HCM và các tỉnh, sẵn sàng bỏ thời gian, công sức vắt sữa của mình ra trữ đông, tặng các bé. "Các mẹ thường cho sữa vào túi chuyên dụng, ghi ngày tháng vắt rồi trữ đông, dùng tốt nhất trước 6 tháng. Nhóm chúng tôi chỉ có gom lại rồi chuyển đến nơi cần", chị Phượng khiêm tốn nói.

Người gom sữa mẹ tặng các mái ấm - Ảnh 1.

Chị Phượng thuê xe chở sữa đến mái ấm

NVCC

Duyên đưa chị Phượng đến với công việc đặc biệt này bắt đầu từ 3 năm trước sau khi sinh con thứ 2. Muốn con có có lượng sữa mẹ bú đều, chị Phượng áp dụng phương pháp vắt sữa theo cữ đều đặn. Sữa vắt ra con dùng không hết được cấp đông, chị đăng lên nhóm nuôi con sữa mẹ tặng cho người cần. "Ban đầu, tôi chỉ định tặng lại cho những mẹ thiếu sữa, muốn nuôi con bằng sữa mẹ hoặc những trẻ bị dị ứng đạm trong sữa bò. Dần dần biết mái ấm có nhiều trẻ sơ sinh cần dùng, tôi gom lại từ các mẹ tặng mái ấm cho đến nay", chị kể.

Người gom sữa mẹ tặng các mái ấm - Ảnh 2.

Sữa mẹ gom về thường được nhóm chị chia làm 2 loại. Một là sữa non - sữa được các mẹ vắt ra trong tháng đầu tiên, chứa nhiều chất dinh dưỡng, kháng thể để dành cho những em bé sinh non, sức khỏe kém… Hai là sữa sau tháng đầu tiên dành cho tất cả những em bé sơ sinh ở mái ấm. Sữa đem về đặt trong tủ đông, chờ đủ số lượng khoảng 400 - 500 túi (250 ml/túi) sẽ chuyển đến mái ấm vào cuối tuần.

Suốt 3 năm qua, dịp tết chị Phượng cũng không đi chơi xa, có năm đã đi gom sữa từ mùng 1. Điều may mắn nhất của chị Phượng là được gia đình nội ngoại và chồng ủng hộ việc làm này của mình. Có hôm, chị được chồng hoặc mẹ chở đi gom sữa vào buổi tối.

Không chỉ là sữa mà còn là tình yêu

Nhóm chị Phượng tự chịu chi phí đi gom sữa, trữ tủ đông, hạn chế kêu gọi cộng đồng. Chỉ những mẹ bỉm sữa hay bạn bè quen muốn hỗ trợ chi phí vận chuyển sữa đến mái ấm thì chị mới nhận, tuy nhiên vẫn giới hạn.

Người gom sữa mẹ tặng các mái ấm - Ảnh 2.

Những túi sữa được các mẹ ghi rõ ngày tháng trữ, đựng trong túi chuyên dụng tặng các bé

Hiện tại, nhóm chị tặng sữa cho 3 mái ấm chú trọng dùng sữa mẹ cho trẻ sơ sinh (2 mái ấm ở TP.HCM và 1 mái ấm ở Lâm Đồng). Nhóm gom được 1.000 túi sữa/tháng.

Ông Bùi Công Hiệp, là "người cha" của hơn 130 đứa trẻ ở cơ sở Bảo trợ trẻ em Thiên Thần (TP.Thủ Đức, TP.HCM), chia sẻ: "Có được nguồn sữa mẹ đều đặn cho các con uống mỗi ngày là điều rất quý. Mái ấm tiết kiệm được tiền mua sữa lon mà sức đề kháng của các con cũng tăng lên. Lứa trẻ sau này dùng sữa mẹ thì sức khỏe tốt hơn rõ rệt".

Chị Trần Minh Tâm (37 tuổi, ở TP.Thủ Đức) - một thành viên trong nhóm, cũng tranh thủ sau giờ làm lái xe đến lấy sữa về bảo quản. Giống chị Phượng, trên xe chị Tâm cũng luôn có sẵn túi giữ nhiệt hoặc thùng xốp đựng sữa. "Với trẻ sơ sinh, không có gì quý hơn sữa mẹ. Các bé không may bị bỏ rơi thiếu hơi ấm tình thân nên tôi tin việc được uống sữa mẹ giống như là sự bù đắp tình cảm, các con cảm nhận tình yêu thương từ những người mẹ khác", chị Tâm cho biết lý do làm việc này gần 3 năm nay.

Chị Phượng kể để đủ sữa cho con và dư ra tặng các em nhỏ ở mái ấm, người mẹ phải duy trì vắt sữa theo cữ, đều đặn mỗi ngày kể cả đêm khuya. Vì thế, những túi sữa không chỉ là một món quà vật chất mà còn là cả tấm lòng của hàng trăm người mẹ ở khắp nơi. Dù vậy, các thành viên trong nhóm vẫn thấy chạnh lòng mỗi khi có mái ấm nào đó báo tin nhận thêm những đứa trẻ bị bỏ rơi... "Nếu các con còn cần sữa thì tôi sẽ tiếp tục, chỉ mong một ngày nào đó sẽ không còn đứa trẻ sơ sinh nào bị bỏ rơi nữa", chị Phượng nói.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap