Cơ quan Phúc lợi và Bồi thường Lao động (COMWEL) của chính phủ Hàn Quốc tháng trước đã ban hành một phán quyết,ànQuốcthừanhậnbứcxạvũtrụgâyungthưchotiếpviênhàngkhôwales vs iran kết luận cái chết vì bệnh ung thư của một tiếp viên hàng không là hậu quả của việc tiếp xúc với bức xạ vũ trụ trong thời gian dài, theo tường thuật của AFP ngày 7.11.
Các tổ bay tiếp xúc với bức xạ vũ trụ tự nhiên ở mức cao hơn bình thường do tác dụng che chắn của bầu khí quyển trái đất càng giảm khi càng lên cao.
AFP cho hay nam tiếp viên họ Song đã làm việc cho hãng hàng không Korean Air 25 năm trước khi qua đời. Ông bay gần 1.022 giờ mỗi năm, với gần một nửa số hành trình là các chặng bay dài đến châu Mỹ và châu Âu.
Những đường bay như vậy khiến phi hành đoàn tiếp xúc với bức xạ vũ trụ nhiều hơn vì máy bay thường bay qua Bắc cực, nơi bức xạ cao hơn do từ trường trái đất.
Ông Song được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày giai đoạn 4 vào tháng 4.2021 và qua đời một tháng sau đó.
Korean Air từ chối bình luận về phán quyết của COMWEL nhưng phủ nhận mọi hành vi sai trái.
"Korean Air quản lý chặt chẽ dữ liệu cá nhân và các thành viên phi hành đoàn có thể kiểm tra mức độ phơi nhiễm bức xạ vũ trụ tích lũy của họ, được cập nhật hàng tháng", hãng bay cho biết trong một tuyên bố gửi AFP.
Công ty cho biết giới hạn phơi nhiễm bức xạ của họ ở mức "dưới 6 millisievert (mSv) một năm", "nghiêm ngặt hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn phơi nhiễm bức xạ tối đa theo luật định lên tới 50 mSv một năm".
Trong quá trình COMWEL xem xét vụ kiện mà gia đình ông Song là nguyên đơn, Korean Air phủ nhận bất kỳ mối liên hệ nào giữa bệnh tình của ông Song và bức xạ vũ trụ, đồng thời khẳng định họ giới hạn phơi nhiễm bức xạ hàng năm đối với phi hành đoàn của mình ở mức dưới 6 mSv.
Song COMWEL đã bác bỏ tuyên bố của hãng hàng không, nói rằng có thể nguyên đơn đã tiếp xúc với "hơn 100 mSv bức xạ tích lũy" và phương pháp đo mà Korean Air triển khai có thể đã hạ thấp mức độ phơi nhiễm bức xạ thực tế.
Phán quyết này đánh dấu lần đầu tiên một cơ quan về lao động trực thuộc chính phủ ở Hàn Quốc thừa nhận mối liên hệ giữa bức xạ vũ trụ và cái chết vì bệnh ung thư ở tiếp viên hàng không, coi đây là tai nạn lao động.
Luật sư Kim Seong-hyun, người đại diện cho gia đình ông Song, cho rằng Korean Air đã không nắm được vấn đề vì họ sử dụng phương pháp đo lường cũ. Theo luật sư, một số lượng đáng kể thành viên tổ bay đã được chẩn đoán mắc ung thư máu và ung thư vú, trong đó nhiều người phải nghỉ ốm.
"Korean Air cần phải cởi mở về vấn đề này và tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng", luật sư Kim nhấn mạnh.
Hàn Quốc hồi tháng 6 đã sửa đổi luật, quy định số lượng chuyến bay quốc tế tối đa đối với các thành viên phi hành đoàn, nhằm giảm thiểu mức độ tiếp xúc với bức xạ vũ trụ.