Sxmb

54 bạn nhỏ ở điểm trường Phiêng Cài này, máy trộn bột

【máy trộn bột】'Anh nuôi' của 8.000 em nhỏ vùng cao

54 bạn nhỏ ở điểm trường Phiêng Cài này,ôicủaemnhỏvùmáy trộn bột cùng 8.178 học sinh khác ở 6 huyện thuộc tỉnh Sơn La, đang được hưởng những bữa cơm trưa từ dự án Nuôi em Mộc Châu do chàng thanh niên trung úy công an 27 tuổi và vừa lấy vợ năm ngoái làm chủ nhiệm.

Theo Hải Anh, muốn trẻ đến trường đều đặn, chúng phải được ăn no suốt cả năm học

T.Đ

Từ tháng 1.2021 đến nay, 8.178 học sinh mầm non đều đặn được hỗ trợ ăn trưa miễn phí tại trường suốt năm học, và đó là những bữa cơm có thịt, đủ no, đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển, tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ. 3 năm nay, số tiền ăn hỗ trợ đã lên đến 13,2 tỉ đồng, chưa kể các dự án phụ trợ hỗ trợ các em có áo ấm, có nước sạch uống... trị giá gần 11 tỉ đồng.

Cùng phụ huynh học sinh và giáo viên điểm trường Phiêng Cài xúc những bát cơm ấm nóng cho bọn trẻ đã ngồi ngay ngắn trên bàn đợi cơm, chúng tôi không khỏi xúc động. Những đứa trẻ vùng sâu, vùng xa này, bố mẹ làm gì có điều kiện đóng tiền cho ăn bán trú như ở ngoài thị trấn. Được đến trường đã là điều may mắn! Và nếu có đồ ăn trưa mang đi, có chăng cũng chỉ gồm ít cơm trắng, chút muối hay bột canh, ít măng hoặc rau.

Là một người làm công tác đoàn và thiện nguyện ở Mộc Châu hơn chục năm, so về tuổi đời và tuổi nghề, Hải Anh đều ít hơn tôi. Nhưng, tài không đợi tuổi, thành quả của chàng trung úy trẻ khiến tôi thực sự nể phục và hâm mộ. Những cái nghèo, cái khó của học sinh miền núi, chúng tôi đều thấy, đều trăn trở, nhưng mười mấy năm có chăng cũng chỉ là kêu gọi được chút mắm muối, gạo nước của các đoàn khách du lịch Mộc Châu kết hợp tặng cho các gia đình khó khăn. Hải Anh lại tư duy khác: muốn trẻ đến trường đều đặn, chúng phải được ăn no suốt cả năm học.

Dừng tay đứng nhìn đàn em ríu rít xúc cơm ăn ngon lành, Hải Anh chia sẻ: "Dự án Nuôi em Mộc Châu chính thức khởi động ngày 16.1.2021, khi em đi các bản thuộc xã biên giới Lóng Sập, thấy những đứa bé lẫm chẫm, có bé còn nói chưa thạo, ăn trưa chỉ có cơm trắng, nước lã. Xót xa, nhói lòng. Em rủ mấy anh em trong đội phải làm một chương trình đưa cơm về cho bọn trẻ".

'Anh nuôi' của 8.000 em nhỏ vùng cao - Ảnh 3.

Khi chúng tôi muốn nhận "nuôi em", đã có 1 loạt "mã nuôi em" sẵn chứa thông tin chi tiết: ảnh, tên tuổi, địa chỉ, trường, hoàn cảnh...

T.Đ

Dự án ra đời như thế, nghĩ đơn giản nhưng nhiều đêm thức đến 2 giờ sáng để viết kế hoạch, đưa phương án tổng hợp danh sách học sinh, kêu gọi tài trợ, rồi làm sao để minh bạch thông tin với nhà hảo tâm. Có kế hoạch rồi, lại xin ý kiến các cơ quan liên quan, vận động giáo viên hỗ trợ nấu cơm cho con. Rồi việc tưởng như đơn giản nhất là vận động phụ huynh cho con đến trường, ăn trưa miễn phí tại trường cũng không hề đơn giản vì có nhiều phụ huynh không hiểu, không ủng hộ.

Vượt qua những gian khó ngày nào, giờ mọi việc lại đơn giản hơn cả tưởng tượng. Hải Anh cười: "Hóa ra làm việc lớn dễ hơn làm việc nhỏ, làm quy mô nhỏ, một mình phải làm nhiều việc, lắm lúc điên cái đầu, thức đến 2-3 giờ sáng mà không đâu vào đâu. Giờ làm lớn, quanh mình có nhiều cánh tay xung phong, hỗ trợ. Đỡ phải thức khuya, mà nhiều cái đầu hơn 1 cái đầu. Tất cả đã thành một quy trình bài bản, chuẩn chỉ, có ứng dụng chuyển đổi số công nghệ thông tin để giảm sức người mà vẫn hiệu quả, nhanh chóng".

'Anh nuôi' của 8.000 em nhỏ vùng cao - Ảnh 4.

Hải Anh chưa giàu để có mấy chục tỉ đồng đi từ thiện, nhưng chàng trai ấy đã làm được điều kỳ diệu là kết nối nguồn lực...

T.Đ

Tôi đã từng nhận "nuôi" 1 em nhỏ trong dự án của Hải Anh để xem chàng trai này "làm ăn" thế nào. Và thực tế, suốt từ đầu đến cuối, dự án đem đến cho tôi cũng như hơn 4.000 nhà hảo tâm khác niềm tin vững vàng về sự minh bạch - yếu tố cốt lõi nhất để một dự án từ thiện mở rộng được và bền vững.

Khi chúng tôi muốn nhận "nuôi em", đã có 1 loạt "mã nuôi em" sẵn chứa thông tin chi tiết: ảnh, tên tuổi, địa chỉ, trường, hoàn cảnh... Khi đồng ý nuôi em, chúng tôi được nhận mã và thẻ nuôi em được thiết kế chuyên nghiệp, đẹp cùng thông tin chuyển vào tài khoản của dự án. Khi đã nhận đủ kinh phí để nhận nuôi các em học sinh tại nơi dự án triển khai, các thủ tục hồ sơ, pháp lý các cam kết, cùng tiền tài trợ được chuyển cho nhà trường để tổ chức nấu ăn cho các em học sinh.

Hằng tháng, chúng tôi nhận báo cáo kết quả triển khai thực hiện kèm theo hình ảnh, video của các bé. Thậm chí dự án tổ chức các chuyến đi thực tế để những nhà hảo tâm được đến thăm trực tiếp các em nhỏ mà mình nhận nuôi, nhằm gắn kết tình cảm, tạo niềm tin cho mọi người.

Từ một mong muốn nho nhỏ - nuôi 54 em học sinh mầm non ở Lóng Sập ăn trưa, khát vọng của Hải Anh như một viên ngọc sáng lấp lánh, hút thêm năng lượng tích cực, lan tỏa ánh sáng yêu thương để đến nay, những phụ huynh khó tính, nghi ngờ nhất lại là người nhiệt tình đi hỗ trợ các cô giáo nấu cơm cho bọn trẻ nhất. Thời gian tới, dự án sẽ mở rộng trên toàn bộ 12 huyện, thành phố của tỉnh.

Với kinh nghiệm làm thiện nguyện ở miền núi, tôi biết những khó khăn, trở ngại mà người "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" gặp phải, trong đó khó nhất chính là sức mình làm không xuể quá nhiều thứ. Việc này, Hải Anh đã giải quyết quá tốt bằng nụ cười tươi tắn, vô tư, bằng cái tài kết nối mọi người vào vòng tròn chia sẻ yêu thương, để từ đó kề vai, sát cánh hỗ trợ…, để vòng tròn ngày càng lớn, và ngày càng nhiều em nhỏ được ăn no, mặc ấm, đi học vui.

Hải Anh chưa giàu để có mấy chục tỉ đồng đi từ thiện, nhưng chàng trai ấy đã làm được điều kỳ diệu là kết nối nguồn lực, minh bạch hoàn cảnh cần hỗ trợ, minh bạch tài chính với 10 cách để có thể giám sát, từ đó mang về hơn 3 triệu bữa ăn cho trẻ em vùng cao, chắp cánh cho các em tiếp tục đến trường, có cái chữ để lớn lên thật khỏe, thật ngoan, thật giỏi, thật nhiều ước mơ.

Với kinh nghiệm của mình, giờ Hải Anh có trong tay 11 dự án vệ tinh, chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết không trực tiếp làm chủ nhiệm tất cả các dự án nữa mà dần trở thành là mentor - người dẫn dắt cho các bạn trẻ người dân tộc có cùng lý tưởng, với sứ mệnh, khát vọng chăm sóc cho đàn em thơ làm chủ nhiệm, tự lên kế hoạch, tự kêu gọi, tự triển khai.

Khi viết những dòng kết này, tôi định tìm hình ảnh hoa mĩ nào đó để nói về một thanh niên khát khao sống đẹp, với lý tưởng cách mạng rực lửa như trái tim Danko, nhưng trong đầu chợt liên tưởng đến bài thơ Từ ấycủa nhà thơ Tố Hữu:

"Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ…"

Khoảng cách lịch sử lớn, hoàn cảnh lịch sử khác, con người và số phận lịch sử không giống nhưng sự tương đồng trong khát vọng của 2 người thanh niên trẻ đầy nhiệt tình cống hiến, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì lý tưởng, vì những điều tử tế, tốt đẹp thì giống nhau đến lạ. Họ đã hòa vào dòng người mà tận hiến, mà chiến đấu vì sự phát triển của cộng đồng này, dân tộc này, đất nước này.

Và, tôi tin, khi đã có lý tưởng tốt đẹp ấy, không bao giờ có rào cản nào làm khó được họ.

Thành tích tiêu biểu của Hải Anh:

Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ về thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022,

Giải thưởng 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2022,

Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2022,

Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia Việt Nam năm 2021.

'Anh nuôi' của 8.000 em nhỏ vùng cao - Ảnh 6.

 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap